Ý nghĩa của màu sắc và vai trò của nó trong in ấn

Ý nghĩa của màu sắc và vai trò của nó trong in ấn


Về màu sắc: Là một trong những phần khó nhất của thiết kế để hiển thị chính xác với một khách hàng nó tác động rất lớn trong việc nhận thức của con người. 

Mỗi người nhìn thấy màu sắc có thể khác nhau, tùy thuộc vào cấu trúc của mắt của cá nhân. Điều này đặc biệt đúng trong phạm vi của các dải màu xanh.

Màu sắc cũng có thể tác động mỗi bên khi được đặt bên cạnh màu khác

Có thể thông qua sự phản chiếu hoặc là một ảo ảnh thị giác. Để chứng minh điều này, giữ một mảnh giấy có màu sáng hoặc đối tượng bên cạnh một mảnh giấy trắng gần một cửa sổ sáng. Mảnh giấy sẽ biến thành màu khác

Về màu sắc trong in ấn: Màu sắc hiển thị trên màn hình được kết hợp bởi màu đỏ, xanh lá cây và xanh dương(hay được gọi là RGB), trong khi những màu được in ra lại được tạo bởi bốn màu lam,đỏ tươi (cánh sen), vàng và đen(hay được gọi là CMYK). Đây là bốn màu chuẩn trong quá trong in màu.

Để tạo ra màu sắc phù hợp, thì trong in ấn bạn xác định khoảng màu để chỉnh sửa và hiện thì hình dưới dạng RGB tiếp sau đó là chỉnh sửa, hiển thị và in hình dưới dạng CMYK.

Với cách làm này bạn có thể chắc chắn hình được in ra sẽ có màu gần như giống như khi nó hiện trên máy tính vậy.

Tóm lại : Thì việc xác định màu in nào khi kết nối với hệ thống máy in màu của các phần mềm như Corel, Photoshop hay AI cũng sẽ tự động chuyển đổi màu của hình khung sang dạng thức CMYK. Bộ bốn trị số CMYK diễn đạt màu hình khung sẽ giúp máy in điều khiển liều lượng mực từ bốn hộp mực CMYK để tạo ra màu cần thiết trên giấy.

Tuy nhiên, một điều cũng lưu ý đó là: Không phải mực từ các hộp mực khác nhau được pha trộn với nhau trước khi áp lên giấy. Mỗi chấm màu trên giấy thực ra là sự sắp xếp theo trật tự nào đó của các chấm màu CMYK li ti nằm cạnh nhau. Nhờ vậy, bạn có ảo giác về màu sắc bất kỳ trong khi máy in chỉ có bốn màu mực khác nhau.

Với máy in có độ phân giải càng cao, mắt ta càng không thể nhận ra các chấm màu CMYK tách biệt và ảo giác màu sắc càng được củng cố. Đây quả thực là sự vận dụng tuyệt vời của nguyên lý màu phản xạ. Cần chú ý rằng nhờ có thành phần K, việc điều khiển "độ đen" của chấm màu bởi mực đen tỏ ra hiệu quả hơn (tiết kiện mực tốt hơn) so với trường hợp chỉ dùng ba màu mực CMY.
Các phương pháp đo sự truyền mực trong in ấn
Phương pháp đo sự truyền mực thuận lợi nhất là đo mật độ của lớp mực in đầu tiên, mật độ của lớp mực thứ 2 và mật độ tại 2 vùng in chồng lên nhau bằng kính lọc dành cho màu của lớp mực in sau.
Công thức đo Tỷ lệ truyền mực = 100% x (Dop-D1)/D2

Trong đó D1: Mật độ của lớp mực đầu tiên, D2 là mật độ của lớp mực in thứ 2, Dop là mật độ tại vùng chồng lên nhau của 2 lớp mực

Nguồn : Sưu tập

  • Tư vấn & báo giá: 0907.737.734 (call/zalo)
  • Địa chỉ: 62/18A Trương Công Định, Phường 14, Quận Tân Bình. (Xem địa điểm)